Dịch Corona Virus 2019 ảnh hưởng thế nào tới chạy thận nhân tạo?

  08/05/2020

Virus Corona là gì?

 

Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

 

Thận sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi mắc Corona.

 

Có 7184 bệnh nhân lọc máu (HD) tại 61 trung tâm điều trị ở Vũ Hán. Tại một trung tâm HD thuộc bệnh viện Rennin, Đại học Vũ Hán, 37 trong số 230 bệnh nhân HD và 4 trong 33 nhân viên nhiễm COVID-19 trong thời gian từ 14 tháng 1 đến 17 tháng 2 năm 2020. Tổng cộng có 7 bệnh nhân HD tử vong, trong đó 6 người nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, những người tử vong được cho là do nguyên nhân bệnh tim mạch và không trực tiếp do nhiễm COVID -19. Bệnh nhân HD nhiễm COVID-19 ít có hạ bạch cầu, nồng độ huyết thanh của các cytokine gây viêm thấp hơn bệnh nhân nhiễm COVID-19.

 

Phương pháp điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương thận:

 

Điều trị hiện tại của nhiễm COVID-19 có tổn thương thận cấp bao gồm điều trị chung, điều trị hỗ trợ và điều trị thay thế thận. Không có điều trị kháng virus nào hiệu quả ở thời điểm hiện tại.

 

Quản lý bệnh nhân lọc máu:

 

Nhiễm COVID-19 là thách thức đặc biệt cho bệnh nhân lọc máu, đặc biệt, những người lọc máu tại các trung tâm HD. Bệnh nhân tăng ure máu là đối tượng tổn thương đặc biệt với nhiễm trùng và có thể có thay đổi lớn hơn trong biểu hiện triệu chứng lâm sàng và tình trạng nhiễm trùng. Tại trung tâm HD, nguy cơ lây nhiễm tăng đáng kể, gồm cho nhân viên y tế và các nhân viên khác, bản thân bệnh nhân, người nhà người bệnh, và toàn bộ các đối tượng khác.

 

Hội Thận học Trung Quốc và Hội Thận học Đài Loan hiện đang xây dựng hướng dẫn cho các đơn vị lọc máu trong điều kiện bùng nổ COVID-19. Tổng hợp các hướng dẫn đó bao gồm:

 

1. Các bác sỹ lọc máu, điều dưỡng, kỹ thuật viên nên được đào tạo cập nhật các kiến thức lâm sàng của dịch COVID-19, chú ý đến lây nhiễm ở mức độ nguy cơ, bùng phát dịch, công cụ phòng ngừa, và các hướng dẫn từ chính phủ, tổ chức xã hội, và các bệnh viện.

 

2. Thông tin về lịch sử di chuyển, công việc, tiếp xúc, và hội họp của mỗi nhân viên, bệnh nhân lọc máu, người nhà, dân cư liên quan và đồng nghiệp nên được thu thập và cập nhật thường xuyên.

 

3. Các khuyến cáo điều trị sau cùng và thông tin dịch bệnh nên được cập nhật và chia sẻ đến toàn bộ nhân viên y tế là cần thiết. Đào tạo nên được thực hiện thông qua mạng nội bộ hoặc online.

 

4. Các hoạt động nhóm, bao gồm nhóm nghiên cứu, thảo luận ca bệnh nên được giảm thiểu.

 

5. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nhân viên ăn uống tại các thời điểm khác nhau để tránh việc ăn uống cùng nhau. Kính bảo hộ, khẩu trang, mũ nên được thay trước mỗi bữa ăn, và rửa tay dưới vòi nước chảy. Hạn chế nói chuyện trong quá trình ăn uống để giảm thiểu lây nhiễm qua giọt bắn.

 

6. Nhân viên nên tự theo dõi các triệu chứng của bản thân và nên thông báo đến lãnh đạo trong trường hợp họ hoặc người trong gia đình của họ có triệu chứng gợi ý nhiễm COVID-19.

 

7. Kiểm soát lối vào, nhận biết và cách ly người có nguy cơ lây nhiễm, rửa tay, đeo khẩu trang bảo hộ trong quá trình thực hiện thủ thuật, khử khuẩn máy, làm sạch môi trường, điều hòa không khí tốt, và các điều kiện thông khí nên được thiết lập.

 

8. Bệnh nhân và người đi kèm nên được khử trùng tay khi đến phòng lọc máu. Bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế và không được ăn uống trong lúc lọc máu. Tuy nhiên họ có thể mang các loại đồ ăn tiện lợi đóng hộp để sử dụng khi hạ đường huyết.

 

9. Những bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định là nhiễm COVID-19 nên được đưa đến khu vực cách ly áp lực âm ở các bệnh viện đặc biệt. Nếu khả năng cách ly bị quá tải, Mô hình điều trị lọc máu cố định nêu chi tiết ở dưới được khuyến cáo cho bệnh nhân trong vòng 14 ngày cách ly do nghi ngờ nhiễm COVID-19.

 

a. Tại nơi lọc máu: bệnh nhân nên tiếp tục chạy thận ở các trung tâm của khu vực và không nên chuyển đến trung tâm khác.

b. Ca lọc máu và nhân viên: không nên thay đổi ca lọc máu và nhân viên điều trị để tránh lây nhiễm chéo và bị lây nhiễm. Giảm thiểu các tiếp xúc với nhau.

c. Bệnh nhân cần phẫu thuật đường vào mạch máu nên được sàng lọc coronavirus mới trước khi phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật trên bệnh nhân đã xác định hoặc nghi ngờ nhiễm coronavirus nên được thực hiện trong phòng phẫu thuật áp lực âm với các phương tiện bảo thích hợp cho nhân viên y tế.

d. Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển công cộng không nên sử dụng. Bệnh nhân nên đi lại bằng phương tiện vận chuyển cá nhân và đi trên các tuyến giao thông cố định. Người vận chuyển và nhân viên hộ tống nên mặc quần áo phẫu thuật hoặc N95.

e. Toàn bộ bệnh nhân có sốt nên được sàng lọc nhiễm coronavirus mới và nên đến trung tâm lọc máu ở ca cuối cùng trong ngày đến khi tình trạng lâu nhiễm được loại trừ.

f. Lối ra vào bệnh viện và đơn vị lọc máu: điểm đón và trả không nên chia sẻ chung với bệnh nhân lọc máu khác. Lối vào và lối ra với các bệnh nhân khác nên tránh. Lối đi, phương tiện và thời điểm vận chuyển bệnh nhân nên cố định.

g. Chỉ định nhân viên chăm sóc: toàn bộ nhân viên bao gồm nhân viên điều trị trực tiếp cho bệnh nhân nên trang bị phương tiện bảo vệ đầy đủ, bao gồm: quần áo cách ly dài tay, không thấm nước; mũ trùm tóc, kính mắt; găng tay, khẩu trang y tế (mức độ phẫu thuật hoặc N95). Tuân thủ chặt chẽ quy định rửa tay.

i. Máy lọc máu: thiết bị tiếp xúc với bệnh nhân hoặc có khả năng bị nhiễm bẩn nên được khử khuẩn theo quy trình chuẩn.

10. Nếu ca bệnh mới được xác định hoặc có mức độ nghi ngờ cao bị lây nhiễm coronavirus mới ở trung tâm lọc máu, việc khử khuẩn nên được thực hiện ngay lập tức. Các khu vực tiếp xúc gần với bệnh nhân đó không nên sử dụng cho bệnh nhân khác cho đến khi đã được làm sạch thích hợp.

11. Chất thải y tế từ bệnh nhân đã xác định hoặc nghi ngờ nhiễm coronavirus mới nên được lưu ý là chất thải y tế nguy cơ lây nhiễm cao và được thải bỏ theo quy định.

 

Những biện pháp cơ bản:

 

– Toàn bộ người nhà sống với bệnh nhân lọc máu phải được theo dõi chặt chẽ và thường xuyên để đề phòng lây truyền COVID-19 từ người sang người giữ các thành viên trong gia đình, bao gồm đo nhiệt độ, vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay, báo cáo kịp thời về những người có khả năng mắc bệnh.

– Bệnh nhân lọc máu có một người nhà hoặc người chăm sóc bị cách ly cơ bản có thể vẫn lọc máu như bình thường trong thời gian 14 ngày.

– Khi thành viên trong gia đình hoặc người chăm sóc chuyển sang ca bệnh xác định, sự xác định của bệnh nhân nên được nâng mức độ và điều trị theo các điều chú ý ở trên.

 

Tổng hợp: COVID-19, một đại dịch do một chủng coronavirus mới, là một đe dọa nhân loại toàn cầu. Tổn thương thận có tỷ lệ nhiều hơn trong bệnh lây nhiễm này, và tổn thương thận cấp là một yếu tố tiên lượng độc lập của tỷ lệ tử vong. Quản lý bệnh nhân lọc máu, những bệnh nhân mà nghi ngờ là có tiếp xúc với COVID-19 nên được thực hiện theo quy trình chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ cho bệnh nhân khác và cho nhân viên y tế thực hiện điều trị cho bệnh nhân đó.

 

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Wang D, Hu B, Hu C, et al. Clinical characteristics of 138 hospitalized patients with 2019 novel coronavirus-infected pneumonia in Wuhan, China. JAMA. https://doi.org/10.1001/jama.2020.1585. Accessed March 2, 2020.
  2. World Health Organization. Coronavirus disease (COVID-2019) situation reports. Available at: https:// www.who.int/emergencies/diseases/novelcoronavirus-2019/situation-reports. Accessed March 16, 2020.
  3. World Health Organization. Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19). Available at: https://www.who.int/docs/defaultsource/coronaviruse/who-china-joint-mission-oncovid-19-final-report.pdf. Accessed March 2, 2020
  4. World Health Organization. Summary of probable SARS cases with onset of illness from 1 November 2002 to 31 July 2003. Available at: https://www.who. int/csr/sars/country/table2004_04_21/en/. Accessed January 27, 2020.
  5. World Health Organization. Middle East respiratory syndrome coronavirus (MERS-CoV). November 2019. Available at: http://www.who.int/emergencies/merscov/en/. Accessed February 27, 2020.
  6. Huang C, Wang Y, Li X, et al. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China. The Lancet. 2020;395:497–506.
  7. Center for Disease Control and Prevention. Frequently asked questions and answers: Coronavirus Disease2019 (COVID-19) and children. Available at: https:// www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/specific-groups/ children-faq.html. Accessed March 2, 2020.
  8. Ling L, Taisheng L. The National Health Commission of PRC Guideline for diagnosis and treatment of novel coronavirus disease (version 6). Natl Med J China. 2020;100:E001.
  9. World Health Organization. Specimen referral for 2019nCoV – operational details of referral laboratories. Available at: https://www.who.int/docs/defaultsource/coronaviruse/who-appointed-2019-ncovreferral-laboratories-7-february-2020.pdf? sfvrsn=c3fa3ec3_4. Accessed March 2, 2020.
  10. Normile D. Singapore claims first use of antibody test to track coronavirus infections. Available at: https:// www.sciencemag.org/news/2020/02/singaporeclaims-first-use-antibody-test-track-coronavirusinfections. Accessed March 2, 2020.
  11. Chen N, Zhou M, Dong X, et al. Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study. Lancet. 2020;395:507–513.
  12. Guan WJ, Ni ZY, Hu Y, et al. Clinical characteristics of 2019 novel coronavirus infection in China [e-pub ahead of print]. N Engl J Med. https://doi.org/10.1056/ NEJMoa2002032. Accessed March 2, 2020.
  13. Cheng Y, Luo R, Wang K, et al. Kidney impairment is associated with in-hospital death of COVID-19 patients [e-pub ahead of print]. medRxiv 2020.02.18.20023242. https://doi.org/10.1101/2020.02.18.20023242. Accessed March 2, 2020.
  14. Li Z, Wu M, Guo J, et al. Caution on kidney dysfunctions of 2019-nCoV patients. medRxiv 2020.02. 08.20021212. Accessed March 2, 2020.
  15. Li W, Moore MJ, Vasilieva N, et al. Angiotensinconverting enzyme 2 is a functional receptor for the SARS coronavirus. Nature. 2003;426:450–454.
  16. Raj VS, Mou H, Smits SL, et al. Dipeptidyl peptidase 4 is a functional receptor for the emerging human coronavirus-EMC. Nature. 2013;495:251–254.
  17. Peiri JSM, Chu CM, Cheng VCC, et al. Clinical progression and viral load in a community outbreak of coronavirus-associated SARS pneumonia: a prospective study. Lancet. 2003;361:1767–1772.
  18. Ding Y, He L, Zhang Q, et al. Organ distribution of severe acute respiratory syndrome (SARS) associated coronavirus (SARS-CoV) in SARS patients: implicationsfor pathogenesis and virus transmission pathways. J Pathol. 2004;203:622–630.
  19. The team of Zhong Nanshan responded that the isolation of SARS-CoV-2 from urine remind us to pay more attention to the cleaning of individuals and families. Guangzhou Daily. Published February 22, 2020.
  20. Expert Team of Chinese Society of Nephrology. Expert consensus on diagnosis and treatment of 2019 novel coronavirus (2019 – nCoV) infection with acute kidney injury. Chin J Nephrol. 2020;3. https://doi.org/10.3760/ cma.j.cn441217-20200222-00035.
  21. Gao J, Tian Z, Yang X. Breakthrough: chloroquine phosphate has shown apparent efficacy in treatment of COVID-19 associated pneumonia in clinical studies. Biosci Trends. 2020;14:72–73.
  22. Chu KH, Tsang WK, Tang CS, et al. Acute renal impairment in coronavirus-associated severe acute respiratory syndrome. Kidney Int. 2005;67:698– 705.
  23. Arabi YM, Arifi AA, Balkhy HH, et al. Clinical course and outcomes of critically ill patients with Middle East respiratory syndrome coronavirus infection. Ann Intern Med. 2014;160:389–397.
  24. Ghani RA, Zainudin S, Ctkong N, et al. Serum IL-6 and IL-1-ra with sequential organ failure assessment scores in septic patients receiving high-volume haemofiltration and continuous venovenous haemofiltration. Nephrology (Carlton). 2006;11:386– 393.
  25. Chen RC, Tang XP, Tan SY, et al. Treatment of severe acute respiratory syndrome with glucosteroids: the Guangzhou experience. Chest. 2006;129:1441–1452.
  26. Arabi YM, Mandourah Y, Al-Hameed F, et al. Corticosteroid therapy for critically ill patients with middle east respiratory syndrome. Am J Respir Crit Care Med. 2018;197:757–767.
  27. Stockman LJ, Bellamy R, Garner P. SARS: systematic review of treatment effects. PLoS Med. 2006;3:e343.
  28. Russell CD, Millar JE, Baillie JK. Clinical evidence does not support corticosteroid treatment for 2019-nCoV lung injury. Lancet. 2020;395:473–475.
  29. Park BK, Maharjan S, Lee SI, et al. Generation and characterization of a monoclonal antibody against MERS-CoV targeting the spike protein using a synthetic peptide epitope-CpG-DNA-liposome complex. BMB Rep. 2019;52:397–402.
  30. Ma Y, Diao B, Lv X, et al. 2019 novel coronavirus disease in hemodialysis (HD) patients: report from one HD center in Wuhan, China. Available at: https://www. medrxiv.org/content/10.1101/2020.02.24.20027201v2. Accessed March 2, 2020.
  31. Expert Team of Chinese Medical Association Nephrology Branch. Recommendations for prevention and control of novel coronavirus infection in blood purification center (room) from Chinese Medical Association Nephrology Branch. Chin J Nephrol. 2020;36:82–84.
  32. Hwang S-J. Guideline for dialysis facilities during COVID-19 outbreak. Taiwan Society of Nephrology. Available at: https://tinyurl.com/yx3zc5up. Accessed March 16, 2020.

 

Bình luận